ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort

Các loại tấm nhựa lợp mái trong suốt phổ biến giá tốt, dễ thi công

Tấm nhựa lợp mái trong suốt là lựa chọn tuyệt vời cho nhiều công trình. Tấm nhựa trong suốt vừa có tính thấm mỹ cao, vừa có khả năng che nắng che mưa và lấy ánh sáng tự nhiên cho không gian. Vật liệu thường được ứng dụng phổ biến lợp mái nhà ở, nhà để xe, lối đi ngoài trời, trạm chờ xe buýt, bể bơi hay các khu nhà kính. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nhựa lợp mái, thế nên chúng ta cần hiểu biết về các loại tấm nhựa để chọn được vật liệu tốt nhất.    

3 loại tấm nhựa lợp mái trong suốt phổ biến, chất lượng cao

Nhiều kiến trúc hiện đại ngày nay rất coi trọng việc lấy sáng tự nhiên để tận dụng tối đa hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm nhiên liệu. Vì thế các vật liệu trong suốt đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong việc lợp mái lấy sáng. Dễ thấy nhất là lợp mái nhà để xe, mái vòm lối đi ngoài trời, vòm hồ bơi, khu nhà kính, trạm dừng xe bus, mái che khu thương mại, quán cà phê, quán ăn và nhiều công trình khác.

tấm nhựa lợp mái trong suốt
Các vật liệu nhẹ, đặc biệt là tấm nhựa lợp mái trong suốt đã và đang trở thành xu hướng trong xây dựng nhờ sự đa dụng và độ bền lâu trong mọi hoàn cảnh.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vật liệu trong suốt phổ biến như tấm polycarbonate, tấm mica và tấm composite có thể đáp ứng nhu cầu lợp mái, nhưng vẫn đảm bảo khả năng lấy sáng tốt, bền với thời gian và có tính thẩm mỹ cao.

1. Tấm Polycarbonate trong suốt

Tấm polycarbonate trong suốt còn được gọi là tấm poly trong suốt là một vật liệu lợp mái rất được ưa chuộng để thay thế thủy tinh trong các công trình lấy sáng. Tấm polycarbonate sở hữu những đặc tính của polymer là sự mềm dẻo và dễ tạo hình, tuy nhiên vật liệu cũng rất bền trước tác dụng lực mạnh. Tấm poly có khả năng chịu lực cao gấp 200 lần thủy tinh bình thường, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt nên đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng từ trong nhà đến ngoài trời.

Độ bền của vật liệu đến từ cấu trúc phân tử của nó. Những liên kết carbon bền chặt giúp vật liệu có tính ổn định, không dễ biến dạng hay đứt gãy do tác dụng lực. Nhờ đó vật liệu có độ bền cao, có thể lên đến hơn 20 năm trong điều kiện bình thường. Sử dụng tấm polycarbonate trong suốt lợp mái có thể tiết kiệm tiền bảo dưỡng và giảm thiểu chi phí thay mới vật liệu.

Ngoài ra tấm poly còn có thể bảo vệ người dùng khỏi tia cực tím có hại nhờ lớp chống UV trên bề mặt. Polycarbonate cũng có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác để tăng khả năng chống cháy, chống dột, điều hòa không khí và tính thẩm mỹ cho công trình.

Tấm nhựa lợp mái trong suốt polycarbonate đang được tin dùng hiện nay được chia làm 3 loại khác nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng được thiết kế để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.

  • Tấm poly rỗng ruột: Nhờ thiết kế rỗng bên trong nên tấm poly rỗng ruột dẫn sáng rất tốt, thích hợp với những công trình yêu cầu khả năng lấy sáng cao. Tuy nhiên nhược điểm của loại vật liệu này là độ bền và tuổi thọ ngắn do khả năng chịu lực không quá tốt. Người ta thường dùng tấm poly rỗng ruột làm giếng trời, lợp mái hiên, mái nhà để xe,… để tận dụng khả năng lấy sáng của vật liệu.
  • Tấm poly đặc ruột: Đặc điểm của tấm poly đặc ruột là độ bền cao, khả năng chịu lực gấp 200 lần thủy tinh bình thường và có khả năng thích ứng với thời tiết. Vì thế tấm poly đặc ruột rất được ưa chuộng làm mái che, mái lợp cho các trung tâm thương mại, hồ bơi, lối đi trong các chung cư, cao ốc và văn phòng. Dù khả năng dẫn sáng của tấm poly đặc kém hơn tấm poly rỗng, nhưng vật liệu vẫn có thể cung cấp đủ ánh sáng cho không gian và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Tôn sóng poly: Tôm sóng poly có tên như vậy là do hình dáng của vật liệu giống hệt tôn kim loại bình thường, với những đường dập tròn hoặc vuông tùy theo nhu cầu sử dụng. Tôn sóng tròn thích hợp lợp mái nhà, mái hiên hay giếng trời; trong khi tôn sóng vuông cứng cáp và chịu lực tốt hơn nên thường dùng lợp mái công xưởng, kho hàng hay các công trình công nghiệp khác.
tấm nhựa lợp mái trong suốt
Tấm polycarbonate trong suốt có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 1/2 so với thủy tinh nhưng hiệu quả dẫn sáng không quá thua kém, thường dùng thay thế thủy tinh trong các công trình.

Tấm polycarbonate đang ngày càng phổ biến trong ngành xây dựng nhờ sự đa dụng và độ bền tốt của mình. Một số đặc tính vượt trội của tấm polycarbonate khiến vật liệu này được tin dùng làm tấm lợp lấy sáng trong nhiều công trình có thể kể đến như sau:

  • Khả năng dẫn sáng đạt đến 90%, chỉ kém mica trong suốt về độ dẫn sáng.
  • Trọng lượng nhẹ chỉ bằng một nửa thủy tinh cùng kích thước nên có thể dùng thay thế thủy tinh trong nhiều trường hợp.
  • Có khả năng chịu lực tốt, không dễ gãy nát hay biến dạng do tác dụng lực.
  • Độ bền cao, có khả năng chống lại sự thay đổi của thời tiết.
  • Có khả năng chống cháy, chống nhiệt, ngăn cháy lan.
  • Khả năng chịu nhiệt dao động từ -20 độc C đến 200 độ C.
  • Được phủ lớp chống UV mỏng bên bề mặt để bảo vệ người dùng khỏi tia cực tím có hại.
  • Có khả năng uốn cong, tạo hình theo ý thích.
  • Màu sắc đa dạng, dù là trắng trong suốt hay màu trong suốt đều cho khả năng dẫn sáng tốt.
  • Dễ dàng vận chuyển

Tấm poly dẫn sáng có nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi tồn tại một số khuyết điểm cần chú ý. Xét về độ dẫn sáng, thủy tinh vẫn có khả năng xuyên sáng tốt hơn tấm poly. Tấm poly cũng có giá thành không quá rẻ nên yêu cầu chi phí đầu tư cao, bù lại chủ dự án sẽ tiết kiệm chi phí bảo dưỡng về sau vì vật liệu rất bền với thời gian.

Ngoài ra, tấm poly rỗng ruột có thiết kế rỗng bên trong nên rất dễ bị nước mưa và bụi bẩn xâm nhập, làm mất tính thểm mỹ và giảm độ bền vật liệu. Vì thế khi thi công cần chú ý thi công đúng kỹ thuật để hạn chế trường hợp này xảy ra.

Một số thương hiệu tấm poly nổi tiếng phải kể đến như Sunlite, Tileron, EcoPoly, Nice Light, NAEHOO SHEET, NISSANBaye Sunlight.

2. Tấm composite trong suốt

Tấm composite trong suốt, hay còn được gọi là tấm lợp nhựa sáng composite là một loại vật liệu có thành phần chính là polymer kết hợp các sợi thủy tinh, sợi tổng hợp và một số thành phần phụ khác. Những thành phần này góp phần tạo nên những đặc tính của tấm composite là khả năng dẫn sáng ổn định, mềm dẻo nên dễ uốn cong theo yêu cầu, khả năng chịu được lực tác dụng, lực va đập mạnh và chống ăn mòn hiệu quả, nhất là trong môi trường không khí có muối mặn như vùng ven biển.

tấm nhựa trong suốt lợp mái
Tấm nhựa trong suốt lợp mái Composite thích hợp sử dụng làm mái che các xưởng sản xuất, công trình công nghiệp ven biển nhờ khả năng kháng hóa chất, không bị ảnh hưởng bởi môi trường muối mặn.

Với nhiều đặc điểm nổi bật, tấm composite xứng đáng là lựa chọn hàng đầu trong các công trình muốn lấy sáng tốt, nhưng vẫn đảm bảo độ bền đẹp và tính thẩm mỹ. Cùng điểm qua một số đặc tính của tấm composite dưới đây để biết vì sao vật liệu này lại được tin dùng đến thế.

  • Khả năng dẫn sáng tốt, tuy không sánh bằng tấm poly hay thủy tinh.
  • Trọng lượng nhẹ giúp quá trình thi công và vận chuyển dễ dàng hơn.
  • Có khả năng chống ồn, tiêu âm để tiếng ồn bên ngoài không ảnh hưởng đến không gian bên trong.
  • Có khả năng chịu nhiệt và chống cháy.
  • Độ bền cao bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
  • Có khả năng chịu lực va đập, không dễ nứt hay gãy.
  • Chống thấm và không dẫn điện.
  • Dễ dàng thi công.
  • Màu sắc đa dạng đáp ứng sở thích nhiều đối tượng.
  • Có tính thẩm mỹ cao.

Tấm nhựa composite có hai loại là tấm composite dạng sóng và composite dạng phẳng. Cả hai loại đều có độ bền cao và dễ kết hợp với nhiều vật liệu khác, mang đến hiệu quả lấy sáng, che mưa và tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Tấm composite sẽ được ứng dụng nhiều tại các công trình ven biển, hoặc nhà xưởng và khu công nghiệp.

Nhược điểm của loại vật liệu này là giá thành cao do quy trình sản xuất phức tạp. Tấm nhựa lợp lấy sáng composite yêu cầu nguyên liệu tốt và công nghệ kỹ thuật tiên tiến để cho ra những sản phẩm chất lượng, vì thế giá cả của loại vật liệu này cũng cao hơn tấm poly hay mica bình thường. Ngoài ra tấm composite cũng khó tái chế do cấu trúc phức tạp, khó xử lý hơn so với nhựa bình thường.

3. Tấm mica acrylic trong suốt

Tấm mica acrylic là loại tấm nhựa lợp mái trong suốt bằng nhựa dẻo. Vật liệu này có độ trong suôt tuyệt đối không thua gì thủy tinh nguyên chất. Mica có độ dẫn sáng lên đến 98% khi dùng mica độ dày 3 mm nên có thể dùng thay thế thủy tinh.

tấm nhựa lợp mái trong suốt
Mica Acrylic cho hiệu quả dẫn sáng tốt nhất nhưng dễ bị trầy xước, ố vàng theo thời gian và khả năng chịu lực kém hơn so với tấm poly hay composite

Khả năng dẫn sáng của mica tốt hơn nhiều so với tấm poly hay tấm conposite, bù lại vật liệu dễ trầy xước và rạn nứt, có độ bền kém. Vì thế với những công trình cần lấy sáng tốt, công trình tạm bợ hay kinh phí thấp thì tấm mica trong suốt là lựa chọn hàng đầu nhờ giá thành rẻ và khả năng xuyên sáng vượt trội.

Mica có trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ, dễ tìm kiếm và có khả năng chịu nhiệt, cách điện tốt. Đặc biệt mica có đến hơn 40 màu sắc để chọn lựa với rất nhiều mã màu trong suốt, đáp ứng nhu cầu lợp mái và trang trí. Những thương hiệu mica nổi tiếng và thông dụng nhất có xuất xứ từ Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam bao gồm: mica Nhật Bản Shinkolite, mica Nicest nhập khẩu Đài Loan, mica DAG Việt Nammica Ấn Độ Euro Plast.

Mỗi thương hiệu sẽ có độ bền, độ xuyên sáng và mức giá thành khác nhau để đáp ứng nhu cầu và sở thích người dùng. Mica đặc biệt thích hợp với những công trình kinh phí thấp, nhưng cần tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, một lưu ý khi chọn mica làm tấm lợp là hãy chọn loại có giá thành vừa phải, không nên chọn loại quá rẻ tiền. Mica rẻ tiền chứa nhiều tạp chất nên khả năng lấy sáng bị hạn chế. Vật liệu cũng dễ dàng bể và nứt trong quá trình gia công bằng máy móc.

Lợi ích của việc sử dụng tấm nhựa trong suốt lợp mái

Tấm nhựa trong suốt lợp mái được sử dụng ngày một nhiều hơn trong các công trình xây dựng. Đó là do vật liệu có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng Mặt Trời trong việc chiếu sáng, có tính thẩm mỹ cao, đa dụng, bền với thời gian, và có thể đáp ứng nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Hiện nay tấm nhựa trong suốt đang là xu hướng được nhiều nhà thầu ưa chuộng và mang đến những hiệu quả tuyệt vời cho công trình.

Xu hướng xây dựng ngày nay rất ưa chuộng những vật liệu có trọng lượng nhẹ nhưng đa dụng và có độ chịu lực tốt. Cả 3 loại nhựa lợp mái trên đều có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với thủy tinh cùng kích thước. Nhờ vậy quá trình vận chuyển và lắp đặt vật liệu sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn, cũng như giảm thiểu thương vong nếu có sự cố bất ngờ.

Trọng lượng nhẹ cũng giúp giảm tải trọng công trình, giảm áp lực phải chịu cho phần móng nhà. Nhờ đó phần móng nhà không cần làm quá chắc chắn như cách xây dựng truyền thống nhưng vẫn đảm bảo chịu được kết cấu của toàn bộ căn nhà. Quá trình thi công tấm nhựa trong suốt cũng khá dễ dàng, không cần tốn quá nhiều công sức.

Những loại tấm nhựa lợp mái dạng trong suốt ngày nay như tấm mica, polycarbonate và composite đều có khả năng xuyên sáng tốt. Trong đó, mica gần với thủy tinh nhất khi đạt đến tỉ lệ 98%. Khả năng dẫn sáng vượt trội giúp vật liệu đảm bảo nguồn sáng cho mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

tấm nhựa lợp mái trong suốt
Dùng tấm nhựa lợp mái trong suốt là lựa chọn hoàn hảo để tận dụng độ sáng và nguồn nhiệt từ mặt trời.

Khi dùng tấm nhựa trong suốt làm giếng trời, mái vòm hồ bơi, nhà kính trồng thực vật hay mái che, vật liệu có thể tận dụng triệt để ánh sáng ban ngày vào mục đích chiếu sáng. Nhờ tấm nhựa lợp mái trong suốt, chúng ta có thể tiết kiệm nhiên liệu vì không cần dùng đèn hay hệ thống chiếu sáng vào ban ngày. Từ đó giảm thiểu chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước và chống cháy ấn tượng của vật liệu cũng giúp ích rất nhiều cho người sử dụng. Vật liệu không chỉ cung cấp không gian học tập, làm việc và sinh hoạt sáng sủa, yên tĩnh mà còn đảm bảo an toàn cho con người khi có tai nạn xảy ra.

Nên chọn tấm nhựa trong suốt lợp mái nào?

Trong 3 loại tấm nhựa trong suốt phổ biến nhất trên thị trường, mỗi loại đều có những ưu khuyết điểm khác nhau. Vì thế trước khi chọn mua, quý khách cần xác định rõ nhu cầu sử dụng, sở thích của chủ nhà, phong cách kiến trúc, cũng như kinh phí để chọn được vật liệu phù hợp nhất. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi chọn tấm lợp mái trong suốt trong số 3 loại tấm nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay.

Độ dẫn sáng

Mica có độ dẫn sáng tốt nhất trong ba loại với khả năng xuyên sáng là 95% (tấm mica 3mm). Tấm poly và tấm compoasite có độ dẫn sáng kém hơn, kém nhất là composite với khả năng xuyên sáng chỉ đạt 80% đến 90%. Mica là lựa chọn tối ưu cho những ai có nhu cầu lấy sáng cao nhưng có kinh phí thấp. Ngoài ra tấm lợp lấy sáng poly rỗng ruột cũng rất hợp lý để lợp mái lấy sáng khi có độ dẫn sáng đạt đến 90%.

Khả năng chịu nhiệt và chống ồn

Cả 3 loại polycarbonate, mica và composite đều có khả năng chịu nhiệt và chống ồn cao với biên độ nhiệt từ -20 độ C đến 120 độ C. Tuy nhiên tấm composite và tấm poly sẽ ít bị biến dạng, bền với nhiệt độ hơn so với tấm mica. Ngoài ra, khả năng ngăn cản tiếng ồn của tấm poly trong suốt cũng vượt trội nên rất được ưa chuộng lợp mái nhà.

Khả năng thích ứng môi trường

Trong ba loại thì tấm composite trong suốt có khả năng chống chịu sự ăn mòn của hóa chất và sự thay đổi môi trường, nhất là môi trường có tính kiềm và muối. Vì thế nhiều nhà xưởng và các công trình ven biển thường dùng tấm composite để lợp mái. Tấm composite vừa đảm bảo khả năng lấy sáng, vừa tránh việc bị ố vàng, hư hại sau thời gian sử dụng.

Đa dạng màu sắc

Mica trong suốt có rất nhiều màu sắc, từ những màu thông dụng như trong suốt, đỏ, vàng, xanh đến những màu như hồng, nâu đất, tím, vàng dạ quang,… đáp ứng mọi nhu cầu trang trí và lấy sáng của công trình. Tấm poly và tấm composite cũng đa dạng màu sắc như xanh dương, đỏ, xanh lá,… nhưng vẫn kém mica về độ đa dạng màu.

Khả năng chịu va đập mạnh

Tấm polycarbonate là lựa chọn lợp mái trong suốt tốt nhất nếu công trình yêu cầu khả năng chịu lực cao. Tấm polycarbonate có khả năng chịu lực tác dụng gấp 200 lần thủy tinh bình thường và có độ bền lên đến 20 năm. Vì thế làm mái che bằng tấm nhựa polycarbonate vừa có khả năng lấy sáng tốt, vừa có độ bền cao.

Khả năng chịu lực của tấm composite cũng không thua kém gì tấm poly, tuy nhiên vật liệu có thể bị bong tróc và làm lộ sợi thủy tinh bên trong, làm mất tính thẩm mỹ. Tấm mica là có khả năng chịu lực kém nhất, rất dễ trầy xước và và nứt vỡ, đặc biệt là mica rẻ tiền.

Ứng dụng thực tế

Tấm polycarbonate hiện đang được ứng dụng rộng rãi nhất để dùng lợp mái trong các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Với khả năng xuyên sáng tốt, khả năng chống nhiệt, chống ồn và chịu lực cao, bền với thời gian, có thể uốn cong theo nhiều hình thù và đa dạng màu sắc, tấm poly được nhiều nhà thầu tin tưởng và sử dụng trong các công trình lớn nhỏ.

tấm trong suốt lợp mái
Ứng dụng tấm poly làm mái vòm đường đi bộ ngoài trời vừa cho khả năng dẫn sáng tốt, vừa không bị ố vàng theo thời gian.

Tấm composite thường được ứng dụng trong công trình công nghiệp, và tại những vùng ven biển do dặc tính chịu ăn mòn của nó. Ngoài ra, tấm composite có quy trình sản xuất phức tạp và khó tái chế nên không được ưu chuộng tại các công trình dân dụng.

Tấm mica cũng được ứng dụng trong việc lợp mái trong suốt, nhưng vật liệu này vẫn được ưa chuộng hơn trong ngành quảng cáo và sản xuất đồ trang trí, đồ dân dụng.

Mua tấm nhựa lợp mái trong suốt ở đâu?

Nhu cầu mua tấm nhựa lợp mái trong suốt chưa bao giờ hạ nhiệt. Quý khách có thể dễ dàng bắt gặp loại vật liệu này tại những nơi cung cấp vật liệu xây dựng trên cả nước. Tuy nhiên chất lượng vật liệu tại những cơ sở nhỏ lẻ rất khó kiểm chứng, chưa kể vật liệu ở đó cũng không đa dạng màu sắc và mẫu mã để lựa chọn.

Mua tấm nhựa lợp mái tại những cơ sở phân phối vật liệu xây dựng uy tín giúp quý khách đánh tan nỗi lo mua phải hàng kém chất lượng. Tổng Kho Vật Liệu Phía Nam chúng tôi tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai có nhu cầu mua tấm nhựa lợp mái trong suốt tại khu vực miền Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi luôn cung cấp hàng hóa chất lượng với giá cả phải chăng.

Tất cả vật liệu từ tấm polycarbonate, mica đến tấm composite do chúng tôi cung cấp là hàng chính hãng. Nhờ nhập hàng trực tiếp không qua trung gian, giá thành vật liệu tại Tổng Kho Vật Liệu Phía Nam luôn là giá tốt, không bị độn thêm chi phí không cần thiết. Khi mua hàng với số lượng lớn, quý khách còn nhận được chiết khấu và nhiều ưu đãi đặc biệt.

Tổng Kho Vật Liệu Phía Nam là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại miền Nam. Bên cạnh tấm nhựa lợp mái trong suốt, chúng tôi còn bán nhiều loại vật liệu như: tấm lợp sinh thái Corrubit, tấm ngói sinh thái Duraco, tấm Alu Alcorest ngoài trời PVDF, tấm cách nhiệt AP, tấm gạch mát chống nóng cách nhiệt v.v… Liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi khi có nhu cầu mua vật liệu để được tư vấn chính xác hơn.

Có lẽ bạn cần biết: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Báo giá Tấm Mica Tản sáng (Khuếch tán ánh sáng) tốt nhất

Tấm Mica tản sáng có khả năng dẫn sáng đạt 95%, phản đèn và chiếu sáng cực kỳ tốt nên được ứng dụng nhiều trong...

tấm mica chịu nhiệt

Tấm mica Chịu Nhiệt

Tấm mica chịu nhiệt là loại mica được thiết kế riêng, với tính năng chịu được môi trường nhiệt độ cao mà không bị nóng...

Màng nhựa PVC: Đặc điểm, Phân loại, Bảng báo giá tốt nhất

Màng nhựa PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo trong suốt được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nhằm mục đích cản gió,...

Tấm Mica Chống Tĩnh Điện: Đặc điểm, Thông số, Báo giá tốt nhất

Tấm Mica chống tĩnh điện có tác dụng chống lại các hiện tượng phóng tĩnh điện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con...

Tấm Mica dẫn sáng đặc biệt | Tổng kho phân phối giá tốt nhất

Truyền ánh sáng cực tốt, độ bền cao, dễ thi công lắp ráp là những đặc tính nổi trội của tấm Mica dẫn sáng. Chính...

Tấm lợp Polycarbonate của Đức Chính Hãng giá rẻ tại TPHCM

Tấm lợp Polycarbonate của Đức mang điều ưu điểm vượt trội như khả năng dẫn sáng tốt, tính thẩm mỹ cao, an toàn đối với...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email