Tấm Polycarbonate là gì? Báo giá tấm lợp lấy sáng Poly tốt nhất
Tấm Polycarbonate hay còn gọi là tấm poly, tấm lợp lấy sáng đang là một trong những vật liệu được ưa chuộng trong ngành xây dựng tại nhiều quốc gia trên thế giới vì những tính chất đặc biệt và lợi ích vượt trội mà nó mang lại.
Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về loại vật liệu mới này cũng như giá cả của nó trên thị trường, thế nên trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tấm polycarbonate là gì, những ưu điểm của nó trong ngành xây dựng cũng như giá cả tấm lợp lấy sáng polycarbonate tốt nhất hiện nay.
Tấm polycarbonate là gì?
Tấm polycarbonate là một loại tấm nhựa lợp lấy sáng tổng hợp mà trong đó các sợi polymer được liên kết bởi các nhóm carbon (-O-(C=O)-O-), vì thế polycarbonate mang trong mình đầy đủ các tính chất của polymer đó là sự bền bỉ, mềm dẻo và linh hoạt, cộng thêm những liên kết chặt chẽ của nhóm carbon mà polycarbonate lại càng trở thành loại vật liệu xây dựng bền và kiên cố. Ngoài ra, chất liệu này còn có thể được phủ lên bằng những chất liệu khác, giúp chúng phù hợp hơn với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Loại polycarbonate này được một phát hiện ra vào năm 1953 và sau đó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như xây dựng, y tế, linh kiện điện tử,… Đặc biệt là trong ngành xây dựng, tấm lợp lấy sáng đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi nhờ những lợi ích mà nó mang lại.
Đặc tính của tấm polycarbonate
Tấm lợp lấy sáng có nhiều đặc tính nổi trội nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng. Một số đặc tính đáng lưu ý của tấm lợp lấy sáng bao gồm:
- Khả năng dẫn sáng tốt, tốc độ truyền ánh sáng vào khoảng 90%
- Trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng ½ so với thủy tinh, dễ dàng di chuyển lên những nơi cao.
- Khả năng chống chịu tốt trong mọi môi trường thời tiết và va đập mạnh, gần gấp 200 lần so với thủy tinh thông thường.
- Khả năng chịu nhiệt tốt, có thể chịu được nhiệt độ từ -20 độ C đến hơn 120 độ C
- Được phủ lớp bảo vệ để hấp thụ tia cực tím, hạn chế tối đa những tác hại của tia UV tới người sử dụng.
- Khả năng cách âm vượt trội so với nhiều chất liệu khác.
- Dễ uốn cong, tạo hình nhờ tính dẻo và chịu được nhiệt độ cao, có nhiều màu sắc đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng.
Các loại tấm polycarbonate trên thị trường
Hiện nay có 3 loại tấm poly phổ biến trên thị trường bao gồm
1. Tấm Polycarbonate đặc ruột
Đây là loại polycarbonate nhẹ, siêu bền, chịu va đập tốt hơn 200 lần so với thủy tinh được làm từ nhựa poly đúc đặc nguyên tấm, kết hợp với công nghệ chống tia UV đã giúp polycarbonate đặc ruột được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng để làm các tấm chắn, làm màn hình chiếu sáng,… và đặc biệt là để thay thế kính trong lắp đặt.
Nếu nhược điểm của kính là nặng, dễ vỡ thì tấm poly đặc hoàn toàn giải quyết được những vấn đề đó, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng. Ngoài ra, polycarbonate đặc ruột có khả năng chống cháy tốt, hạn chế tạo khí độc khi xảy ra sự cố bất ngờ.
Tấm poly loại này có giá thành ổn định, thiết kế hiện đại, màu sắc đa dạng để lựa chọn nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, loại này cách âm và cách nhiệt cực tốt, chịu được nhiệt độ từ -20 độ C đến 120 độ C, tuổi thọ cao đến hơn 20 năm, thích hợp thi công và lắp đặt với những công trình lâu năm.
Tấm polycarbonate đặc ruột chỉ có một nhược điểm là lấy sáng chỉ khoảng 90% so với thủy tinh nên độ lấy sáng vẫn thua kính một chút.
Một vài thông số cơ bản về kích thước
- Chiều dài cố định nguyên cuộn: 20m hoặc 30m
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 1m22 (1220mm) hoặc 1m52 (1520mm)
- Độ dày tiêu chuẩn: có nhiều kích cỡ như 2mm, 2.8mm, 3mm, 4mm, 4.7mm, 5mm
- Độ dày đặc biệt: gồm 6mm, 8mm và 10mm
- Đơn vị tính: m2
2. Tấm Polycarbonate rỗng ruột
Polycarbonate rỗng ruột có thiết kế rỗng với mục đích tăng khả năng thoáng khí, cách nhiệt và cách âm nên nhẹ và mỏng hơn so với loại đặc ruột, thế nhưng không hề làm giảm đi những ưu điểm của polycarbonate. Polycarbonate rỗng ruột đặc biệt hiệu quả trong việc chống ồn và cách nhiệt.
Chính vì thiết kế rỗng nhẹ, co giãn nhiệt tốt nên nó dễ dàng di chuyển và lắp đặt ở những nơi cao, cần ánh sáng như giếng trời, mái nhà do hiệu quả lấy sáng tốt hơn so với loại đặc ruột, dễ dàng tạo hình và uốn cong. Ngoài ra, đặc điểm nổi trội nhất của polycarbonate rỗng ruột là cách âm thế nên vô cùng thích hợp để làm vách ngăn cách âm, chống tiếng ồn, mang đến không gian yên tĩnh và thoải mái cho người sử dụng.
Nhưng chính vì mỏng, nhẹ hơn loại đặc ruột nên tuổi thọ của polycarbonate rỗng ruột cũng ngắn hơn, thích hợp công trình ngắn hạn từ 1-7 năm.
Một vài thông số cơ bản về kích thước
- Chiều dài cố định nguyên tấm: 5m8 (5800mm)
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 2m1 (2100mm)
- Độ dày tiêu chuẩn: 4.5mm, 5mm, 6mm, 10mm
- Khoảng cách các ống rỗng: tương ứng với độ dày các tấm
- Đơn vị tính: tấm
3. Tôn sóng Polycarbonate
Tôn sóng Polycarbonate có hình dáng giống y hệt những loại tôn kim loại bình thường, được dập để tạo nên những đường vân sóng với hai dạng là tôn sóng tròn và tôn sóng vuông nhưng trong suốt và lấy sáng tốt. Tôn sóng polycarbonate dễ dàng kết hợp với những loại tôn bình thường để tối ưu hóa mục đích sử dụng, đảm bảo nhu cầu bền, đẹp, lấy sáng tốt và hợp với thị hiếu người dùng.
Tôn sóng tròn thích hợp lợp nhà cửa hay những công trình trang trí nhờ những gợn sóng tròn tạo cảm giác thanh thoát, mềm mại. Giá thành của loại tôn sóng tròn sẽ rẻ hơn tôn sóng vuông, giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt cho công trình.
Tôn sóng vuông cứng cáp, vuông vức, chịu lực tốt hơn tôn sóng tròn nên thích hợp cho việc lợp các khu nhà máy, xưởng sản xuất hay những kho chứa hàng. Giá thành của tôn sóng vuông cũng sẽ cao hơn tôn sóng tròn do đặc điểm cứng cáp hơn.
Giá thành tôn sóng polycarbonate phải chăng, tuy lấy sáng hơi kém so với tấm polycarbonate rỗng ruột nhưng độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài đến hơn 20 năm.
Kích thước tôn sóng tròn tham khảo:
- Chiều dài: 2m4 (2400mm)
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 820mm hoặc 860mm
- Độ dày tiêu chuẩn: 0.8mm
- Số lượng sóng: 11 sóng
- Đơn vị tính: tấm
Kích thước tôn sóng vuông tham khảo:
- Chiều dài cố định nguyên tấm: 6m
- Chiều rộng khổ ngang cố định: 1m07 (1070mm)
- Độ dày tiêu chuẩn: 1mm, 1.5mm, 2mm, 3mm
- Số lượng sóng: 9 sóng
- Đơn vị tính: m
Báo giá tấm lợp lấy sáng Poly tốt nhất
Do tấm polycarbonate đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nên có rất nhiều đơn vị sản xuất và phân phối loại vật liệu này, nhờ đó mà người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn để tham khảo về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng hoặc bị độn giá quá cao, chúng ta cần cân nhắc và tìm đến những đơn vị phân phối có uy tín để mua được những sản phẩm chất lượng.
Nếu quý khách hàng vẫn còn băn khoăn về nơi tìm mua những tấm lợp lấy sáng với giá tốt và chất lượng đảm bảo thì Tổng Kho Vật Liệu Phía Nam chúng tôi chính là nơi để bạn giao phó niềm tin. Là đơn vị phân phối vật liệu xây dựng chất lượng với giá cả hợp lý, chúng tôi được nhiều nhà đầu tư cũng như khách hàng nhỏ lẻ tin tưởng và đánh giá cao khi mua và sử dụng sản phẩm.
Với nhiều năm kinh nghiệm, Tổng Kho Vật Liệu Phía Nam luôn cung cấp bảng báo giá chi tiết, minh bạch cho từng sản phẩm và hỗ trợ tư vấn mọi lúc khi khách hàng có nhu cầu. Dưới đây là bảng báo giá tấm lợp lấy sáng poly tốt nhất để khách hàng tham khảo. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline để được phục vụ tốt nhất.
Tính chất ưu việt của tấm polycarbonate
Tấm polycarbonate sở hữu nhiều tính chất ưu việt so với nhiều vật liệu khác nên rất được ưu chuộng trong các công trình xây dựng.
1. Vật liệu nhẹ và bền, khả năng chống va đập tốt
Trọng lượng của polycarbonate chỉ bằng một nửa so với thủy tinh nhưng khả năng chống va đập của nó lại gấp hơn 200 lần, bền bỉ và chịu được những môi trường khắc nghiệt. Đây là một lợi thế cực lớn nếu đem so với thủy tinh hay một số vật liệu khác vì dễ vận chuyển và đảm bảo an toàn khi thi công và sử dụng.
Những nhược điểm của thủy tinh như nặng, dễ vỡ, khó vận chuyển lên những nơi cao sẽ hoàn toàn được giải quyết khi sử dụng tấm lợp lấy sáng để thay thế.
2. Dẫn sáng, chống tia UV gây hại
Tấm polycarbonate lấy sáng rất tốt nhờ tốc độ truyền sáng vào khoảng 90%. Nó cũng có khả năng chống tia cực tím cao nhờ được phủ lớp chống UV, giúp tăng tuổi thọ sản phẩm và nâng cao chất lượng sử dụng. Bạn sẽ không cần lo lắng không gian không đủ sáng hay có thể bị tia UV gây hại chiếu vào người khi sử dụng tấm poly. Đây là những ưu điểm khiến người ta thường làm mái che bằng tấm nhựa polycarbonate cho các công trình lấy sáng.
Trong ba loại tấm lợp lấy sáng kể trên thì tấm poly rỗng ruột sẽ cho chất lượng dẫn sáng tốt nhất nhờ cấu trúc rỗng, giúp ánh sáng dễ dàng xuyên qua. Thế nên loại này thường được dùng để lợp giếng trời, khu để xe, mái hiên nhà,… để tận dụng tối đa hiệu quả dẫn sáng. Đứng thứ hai là tôn sóng polycarbonate do khả năng dẫn sáng kém hơn loại rỗng ruột. Cuối cùng là tấm poly đặc ruột do cấu trúc đặc nên độ dẫn sáng kém nhất, bù lại nó chắc chắn và bền hơn.
3. Cách nhiệt và cách âm tốt
Tính chất cách nhiệt và cách âm của polycarbonate cũng khá vượt trội, là một lợi thế lớn khi dùng làm vật liệu thay kính (vốn có nhược điểm là hấp thụ nhiệt gây nóng cho không gian), thay thế tôn cách nhiệt hay vật liệu chống ồn. Nếu bạn yêu cầu một loại vật liệu cách nhiệt và cách âm tốt cho không gian làm việc, học tập, vui chơi hay sinh hoạt của mình thì tấm polycarbonate rỗng ruột là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
4. Dễ dàng tạo hình và sử dụng
Nhờ tính bền bỉ, dẻo dai của polymer và các liên kết chặt chẽ của carbon mà tấm lợp lấy sáng rất dễ uốn cong, tạo hình và chịu được sự thay đổi nhiệt độ trong khi chế tạo và sử dụng. Đây là một đặc điểm nổi trội vì nhờ dễ tạo hình nên phạm vi sử dụng cũng rộng hơn do đáp ứng nhiều nhu cầu xây dựng trong những tình huống cụ thể.
5. Hạn chế oxy hóa
Một số vật liệu xây dựng sau một thời gian sẽ có hiện tượng oxy hóa do sự ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu. Tuy nhiên với đặc tính bền bỉ, chống mài mòn tốt nên sự oxy hóa trên tấm lợp lấy sáng sẽ diễn ra chậm hơn và hạn chế hơn so với một số vật liệu khác, giúp giữ độ bền lâu cho công trình.
6. Màu sắc đa dạng, có tính thẩm mỹ cao
Nhờ đa dạng trong màu sắc mà sản phẩm này có thể ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau như nhà riêng, công ty, nhà xưởng, cao ốc hay những quán cafe, hồ bơi ngoài trời, bãi xe,… để tạo nên những công trình không chỉ đẹp, bền và còn sang trọng, sáng sủa và đầy tính thẩm mỹ.
7. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng
Tấm poly có thể dễ dàng uốn cong thành nhiều hình dạng, có nhiều màu sắc để lựa chọn nên có thể đáp ứng sở thích, bố cục không gian hay yêu cầu về phong thủy của người sử dụng. Nhờ vậy tấm lợp lấy sáng được ứng dụng rộng rãi và dễ dàng trong nhiều kiểu công trình khác nhau.
Một số nhược điểm của tấm poly
Tuy tấm lợp lấy sáng có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời nhưng cũng không thể tránh khỏi việc tồn tại một số nhược điểm.
1. Khả năng lấy sáng kém hơn kính
Nhược điểm của tấm poly là khả năng lấy sáng chỉ bằng 90% so với kính. Nguyên nhân một phần là do cấu tạo và do lớp phủ chống UV trên bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, khả năng lấy sáng của tấm poly vẫn vượt trội so với nhiều nhiều vật liệu khác và với thời tiết cũng như khí hậu nắng nóng ở Việt Nam, nhược điểm này sẽ không ảnh hưởng lớn đến khả năng chiếu sáng. Trong khi đó, ưu điểm chống tia UV của loại vật liệu này rõ ràng mang đến lợi ích lớn hơn nhiều.
2. Giá thành cao
Vì chất lượng tốt và độ bền cao nên giá của của tấm lợp lấy sáng cũng nhỉnh hơn so với nhiều vật liệu khác. Điều này đòi hỏi mức đầu tư ban đầu cho công trình cũng lớn hơn, tuy nhiên nhờ ưu điểm bền, nhẹ nên việc di chuyển tấm poly sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, từ đó tiết kiệm một số lượng lớn chi phí vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng sản phẩm về sau.
3. Cần thi công và bảo dưỡng cẩn thận tấm poly rỗng ruột
Do đặc tính vốn có nên trong một vài trường hợp, tấm poly rỗng ruột có thể bị nước hoặc bụi thâm nhập vào, thế nên trong quá trình thi công cần chú ý tạo độ dốc để tăng tối đa khả năng chống thấm nhằm đảm bảo độ bền cho công trình.
Ứng dụng của tấm polycarbonate trong xây dựng
Tấm lợp lấy sáng có rất nhiều ứng dụng tuyệt vời trong việc thiết kế và thi công từ nhà riêng, công trình công cộng đến những tòa nhà cao tầng.
1. Lợp mái hồ bơi, khu để xe, khu tắm nắng
Hồ bơi, khu tắm nắng là những khu vực cần lấy sáng đẹp, không cản trở tầm nhìn thế nên việc sử dụng tấm lợp poly sẽ giúp đảm bảo việc lấy sáng, tạo không gian thoáng đãng, sang trọng mà còn vô cùng an toàn nhờ tính chất nhẹ, bền bỉ dù nhiệt độ thay đổi hay khi chịu va đập, khả năng chống tia UV tốt nhờ lớp phủ trên bề mặt.
Với ưu điểm dễ uốn cong, dễ tạo hình, màu sắc đa dạng hấp dẫn, tấm nhựa lợp ngoài trời poly sẽ giúp bạn có những khu hồ bơi hay tắm nắng sáng sủa, mát mẻ và đầy tính thẩm mỹ.
2. Lợp giếng trời
Polycarbonate có thể dùng để lắp đặt giếng trời trong nhà ở nhằm đảm bảo khả năng lấy sáng hiệu quả, cách nhiệt tốt giúp không gian sáng sủa, hiện đại, xanh và mát mẻ. Vật liệu này cũng thân thiện với người sử dụng nhờ chịu lực tốt, hạn chế tối đa rơi vỡ, giảm thiểu rủi ro khi lắp đặt trên cao.
3. Thiết kế lối đi có mái che tại các tòa nhà hay thành phố
Ngày nay việc xây dựng những lối đi có mái che tại các toà nhà với tác dụng chiếu sáng, mở rộng không gian và tạo những nơi ngắm cảnh lý tưởng giúp người sử dụng có dịp thưởng thức những cảnh đẹp của thành phố đang ngày càng trở nên phổ biến.
Thế nhưng, nếu sử dụng vật liệu là kính thì sẽ có một số nhược điểm như nặng, khó di chuyển lên cao, nguy cơ rơi vỡ và nhất là thủy tinh hấp thụ nhiệt gây nóng bức cho không gian sử dụng. Chính vì thế, tấm polycarbonate là một giải pháp tuyệt vời để lấy sáng, hạn chế sức nóng và đem lại không gian xanh, sạch, đẹp.
4. Lợp mái nhà kính trong nông nghiệp
Nhờ khả năng chiếu sáng tốt, cách nhiệt nên tấm lợp lấy sáng cũng được dùng để thay thế kính trong các nhà kính trồng rau sạch. Với ưu điểm khuếch tán ánh sáng, ổn định nhiệt độ trong nhà, có lớp phủ chống tia UV cao nên người sử dụng hoàn toàn có thể dùng tấm polycarbonate để thay thế kính, giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng nhà kính nhưng vẫn mang lại hiệu quả tối đa trong trồng trọt.
5. Những ứng dụng khác của tấm polycarbonate
Bên cạnh những ứng dụng trong xây dựng, tấm lợp lấy sáng cũng được sử dụng rộng rãi trong những ngành nghề khác
- Điện và điện tử: Nhờ tính chất bền, dễ tạo dáng, chịu được va đập và nhiệt độ cao nên tấm poly được dùng để chế tạo bộ cảm biến, các mạch điện, màn hình LCD, đĩa quang học (CD, DVD,…). Ngoài ra nó còn được dùng làm chất cách nhiệt trong các thiết bị điện tử.
- An ninh: Ứng dụng phổ biến nhất của tấm poly trong ngành an ninh là để sản xuất khiên chống bạo động cho các chiến sĩ cảnh sát nhờ đặc tính nhẹ và chịu va đập tốt, giúp cảnh sát dễ dàng mang vác cũng như né tránh nguy hiểm.
- Sản xuất ô tô: Đặc điểm dễ uốn cong, tạo kiểu và màu sắc đa dạng đã giúp tấm polycarbonate được sử dụng rộng rãi trong thiết kế các bộ phận của xe ô tô, mang lại tinh thẩm mỹ cao và độ bền nhất định cho từng sản phẩm. Một số bộ phận làm bằng tấm poly có thể kể đến như: bọc đèn pha, tay nắm cửa, một số bộ phận trong suốt trong xe,… đảm bảo độ bền, chống va đập và khả năng chịu nhiệt của sản phẩm.
Ngày nay, ngành xây dựng vẫn đang không ngừng phát triển, ngày càng cho ra đời nhiều chất liệu tốt, bền, đẹp và thân thiện với người sử dụng và tấm poly chính là một loại vật liệu như thế.
Chúng đang góp mặt rất nhiều vào sự thành công của ngành xây dựng và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường hiện nay vì công trình xây dựng bây giờ không chỉ yêu cầu sự kiên cố, an toàn và còn đề cao tính thẩm mỹ, hiện đại. Nếu bạn yêu cầu một không gian sống năng động, tràn ngập ánh sáng và gần gũi với thiên nhiên thì tấm poly là một loại vật liệu không thể bỏ qua.
Thông tin thêm có lẽ bạn cần biết: Top 10 tấm lợp lấy sáng chống nóng cách nhiệt tốt nhất thị trường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!