Tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (Sợi thuỷ tinh): Đặc điểm & Phân loại
Hiện nay, việc sử dụng các loại vật liệu mới trong các công trình nội ngoại thất của nhà ở đang được rất nhiều người quan tâm. Điển hình là vật liệu tấm lợp nhựa lấy sáng Composite. Bạn cần hiểu rõ về đặc điểm, phân loại, ưu điểm, nhược điểm của vật liệu để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu.
Sơ lược về tấm lợp nhựa lấy sáng Composite
Tấm lợp lấy sáng composite là vật liệu được làm từ một loại nhựa tổng hợp, gồm có 2 pha là pha nhựa và pha chất độn. Thành phần bao gồm sợi thủy tinh, sợi carbon, nhựa tiêu chuẩn cao PolyEste và sợi gốc khoáng chất.
Ngoài ra, những thành phần khác như sợi tổng hợp ổn định nhiệt, sợi Apyeil, sợi gốm, sợi Nomex, sợi polyamit, sợi gốm, sợi Kermel, sợi Amiăng, sợi Kynol, sợi kim loại Zn, Cu…cũng được dùng để tạo ra vật liệu composite.
Những hợp chất này được tổng hợp trên một dây chuyền hiện đại, công nghệ cao. Do đó, những tấm lợp nhựa lấy sáng Composite được tạo ra thường có độ bền cao, chịu được lực tốt.
Trước khi con người phát hiện và chế tạo ra tấm lợp nhựa lấy sáng Composite thì trong tự nhiên cũng đã xuất hiện loại vật liệu tổng hợp này. Điển hình là thân cây gỗ chúng có cấu trúc composite và sợi xenlulo được kết hợp với nhau dưới tác động của licnin. Chính nhờ điều này mà thân cây gỗ có tính chất bền dẻo, được dùng làm nguyên liệu xây nhà, bàn ghế.
Đặc biệt, vật liệu Composite xuất hiện từ rất sớm và được người Ai Cập dùng để ướp xác. Đây được xem là một thành tựu to lớn.
Kích thước tấm lợp Composite
- Kích thước chiều dài: 2m, 2.4m, 3m, 4m.
- Kích thước chiều rộng: 1.05 m, 1.07 m
- Độ dày tấm: 0.6mm, 0.8mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 3.0mm.
- Các loại sóng: 5 sóng – khổ 1.07m; 6 sóng – khổ 1.07m; 7 sóng – khổ 1.05m; 9 sóng – 1.07m; 11 sóng – khổ 1.07m.
- Màu sắc: Trắng đục có xuyên caro; Trong suốt pha mờ; Xanh nước biển mờ; Xanh nước biển caro
- Xuất xứ: Đa dạng
Mua Tấm Composite ở đâu uy tín, chất lượng?
Tấm lợp Composite hiện nay khá phổ biến, do đó có rất nhiều cơ sở sản xuất và phân phối loại vật liệu này. Để tránh trường hợp mua phải hàng kém chất lượng thì người dùng cần tìm những địa chỉ lớn, có uy tín. Một trong những địa chỉ có uy tín mà khách hàng có thể ghé tham khảo và lựa chọn đó là Công ty Vật Liệu Phía Nam.
Dưới đây là bảng báo giá tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (Sợi thuỷ tinh) của Công ty Vật Liệu Phía Nam. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn. Công ty chúng tôi luôn đảm bảo các yếu tố sau:
- Hàng chính hãng, có giấy tờ xuất xứ rõ ràng.
- Giá thành đảm bảo hợp lý, khi mua số lượng nhiều sẽ được giảm giá.
- Có xuất hóa đơn.
- Đội ngũ nhân viên có tay nghề và trình độ cao.
- Dịch vụ uy tín.
- Phục vụ và hỗ trợ khách hàng một cách tận tâm.
Đặc điểm tấm lợp nhựa lấy sáng Composite
Ngoài tấm Polycarbonate thì tấm lợp nhựa lấy sáng Composite cũng được khá nhiều người áp dụng trong ngành xây dựng. Tấm lợp Composite có những đặc điểm nổi bật sau:
1. Tấm composite lấy sáng tốt
Đặc điểm cơ bản của tấm lợp nhựa lấy sáng Composite được kể đến đầu tiên đó chính là khả năng lấy sáng tốt. Do thành phần chủ yếu là sợi thủy tinh composite trong suốt, nên vật liệu có khả năng truyền sáng ánh sáng tự nhiên lên đến hơn 85%. Đồng thời, độ mờ của tấm lấy sáng composite là 15%, giúp ngăn chặn ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Từ đó có thể ngăn cản các tia UV gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các vật thể khác.
2. Trọng lượng nhẹ, bề mặt mỏng
Tấm tôn lợp lấy sáng Composite (sợi thủy tinh) được xem là vật liệu có trọng lượng nhẹ nhất trong các loại tấm lợp lấy sáng cho các công trình xây dựng. Trọng lượng riêng của nó là 1,4 1,8g/cm. Do đó, quá trình thi công, vận chuyển khá dễ dàng, không mất nhiều thời gian, nhất là những công trình nhiều tầng thì tấm lợp Composite là một lựa chọn tuyệt vời.
3. Bảng màu khá đa dạng
Tương tự tấm mica acrylic, tấm nhựa composite cũng có màu sắc đa dạng, trong đó có 4 màu thông dụng nhất đó là:
- Màu trắng đục caro.
- Màu trong mờ.
- Màu xanh nước biển caro.
- Màu xanh nước biển mờ.
4. Độ bền cao, chịu lực tốt
Tấm lợp lấy sáng Composite có tính dẻo dai, độ bền khá cao. Do đó, tấm Composite có khả năng chống lại các lực tác động cơ học cao, đảm bảo bền vững trước những tác động từ thiên nhiên như mưa gió bão.
5. Cách âm, cách điện, cách nhiệt tốt
Tấm nhựa lấy sáng Composite có khả năng cách âm tốt, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài hiệu quả, mang lại một không gian yên tĩnh, nhất là những nơi cần sự tập trung cao độ như văn phòng, trường học.
Do được cấu tạo từ các sợi ổn định nhiệt nên tấm lợp composite có khả năng cách nhiệt tốt, có thể ổn định ở mức từ -30 – 120 độ C.
Tấm lợp lấy sáng Composite còn có khả năng cách điện hoàn toàn do được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là các sợi tổng hợp và sợi thủy tinh. Do đó, khi sử dụng loại vật liệu này đem lại cho người dùng độ an toàn tuyệt đối.
6. Có khả năng chống oxi hóa và mài mòn
Thành phần chủ yếu của tấm lợp Composite là các hợp chất không có phản ứng với các loại kiềm hay axit. Do đó, chúng ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài môi trường như mưa gió, các tác nhân hóa học. Loại vật liệu này thường được con người ứng dụng để lợp các công trình ven biển hoặc những nơi có thời tiết khắc nghiệt.
Ưu và nhược điểm của tấm lợp Composite
Hiện nay có rất nhiều loại tấm lợp được kể đến như tấm alu, tấm mica acrylic, tấm polycarbonate, tấm Composite. Mỗi loại tấm lợp lấy sáng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm nổi bật của tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (Sợi thuỷ tinh) bạn có thể tham khảo.
1. Ưu điểm tấm lợp lấy sáng Composite
Những ưu điểm nổi trội của vật liệu lấy sáng Composite mà bạn cần biết đó là:
- Tấm lợp có khả năng lấy sáng lên đến 85%, giúp cho không gian công trình của bạn luôn sáng sủa, từ đó tiết kiệm được một nguồn điện năng khá lớn.
- Nhiều màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn, đồng thời đáp ứng cao yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt, loại vật liệu dễ cắt xén nên có thể cắt kích thước theo yêu cầu của khách hàng.
- Tấm lợp lấy sáng Composite có độ bền cao, thời hạn lên đến hơn 20 năm. Do đó, giúp cho người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí, hạn chế thay thế hay sửa chữa vật liệu.
- Có khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn cao, sức cản gió lên đến 110mph. Vật liệu có thể chống chịu được mọi tác động xấu từ môi trường ngoài như mưa axit, gió bão.
- Độ dày của vật liệu có thể linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu của từng công trình. Trọng lượng khá nhẹ, dễ dàng thi công, vận chuyển tiện lợi, nhanh chóng.
- Loại vật liệu này phù hợp với nhiều công trình từ lớn đến nhỏ, từ nhà ở đến những công trình có quy mô lớn, cần nhiều ánh sáng. Đem lại cho chúng ta một không gian thoáng mát, thoải mái và hoàn thiện.
- Không độc hại, vật liệu tấm lợp lấy sáng Composite không chứa chất gây hại, thân thiện với con người và môi trường.
2. Nhược điểm tấm lợp lấy sáng Composite
Song song với những tính chất nổi trội thì vật liệu Composite cũng còn tồn tại một số nhược điểm cơ bản sau:
- Khả năng tái chế thấp, khi bị hư hỏng sẽ rất khó tái chế lại. Do đó, khi thi công cần phải chú ý, yêu cầu kỹ thuật cao.
- Độ dày của tấm nhựa composite còn nhiều hạn chế so với tấm lợp polycarbonte.
- Giá thành tương đối cao nên tấm lợp lấy sáng Composite thường được ứng dụng nhiều trong các công trình sản xuất công nghiệp.
- Phương pháp gia công tốn thời gian.
- Độ trong suốt và khả năng lấy sáng của tấm lợp composite chỉ đạt 80% so với tấm polycarbonate.
Phân loại tấm lợp nhựa lấy sáng Composite
Có rất nhiều cách để phân loại tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (Sợi thuỷ tinh). Dưới đây là hai cách phân loại cơ bản nhất đó là theo mục đích sử dụng và theo công năng sản phẩm. Cụ thể:
1. Phân loại tấm Composite theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng thì tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (Sợi thuỷ tinh) được chia làm 3 loại đó là: Tấm composite làm quảng cáo và trang trí; tấm composite làm rèm xây dựng và tấm composite sử dụng trong nhà.
Tấm composite làm quảng cáo và trang trí
Do có tính lấy sáng tốt, ít chịu tác động của môi trường khắc nghiệt bên ngoài nên tấm lợp lấy sáng composite được ứng dụng nhiều trong công nghệ quảng cáo và trang trí.
Người dùng thường chọn những tấm composite có lớp phủ ngoài là polyester hoặc fluorocarbon để làm các loại biển quảng cáo, trang trí nội thất nhà cửa. Loại này thường có thông số kỹ thuật: Độ dày không nhỏ hơn 0.20mm, tổng độ dày tấm không nhỏ hơn 4mm.
Tấm composite làm mái che
Do đặc tính lấy sáng tốt nên tấm nhựa composite được ứng dụng nhiều để làm mái che. Có thể làm mái che nhà ở, mái che các công trình có diện tích lớn…Đồng thời, tấm nhựa có nhiều màu sắc khác nhau nên có khả năng ngăn chặn được tia cực tím chiếu xuống gây hại đến sức khỏe con người.
Vật liệu composite sử dụng trong nhà
Tấm nhựa composite có thể dùng để thay thế những vật liệu làm nội thất trong nhà như gỗ, đá, kim loại. Những sản phẩm dùng trong nhà được làm từ vật liệu nhựa composite được kể đến như: Tủ bếp; vỏ bọc mặt bàn ghế, các loại bồn; ống dẫn nước sạch trong nhà; hệ thống sứ chống sét, sứ cách điện, cầu chì…
2. Phân loại tấm Composite theo công năng sản phẩm
Theo công năng sản phẩm, tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (sợi thuỷ tinh) cũng được chia làm 3 loại cơ bản.
Tấm nhựa composite tĩnh điện
Tấm nhựa composite tĩnh điện được hiểu đơn giản là tấm nhôm nhựa được phủ một lớp sơn chống tĩnh điện. Điện trở suất bề mặt dưới của tấm nhựa là 109Ω.
Tấm composite kháng khuẩn, chống nấm mốc
Theo cấu tạo, tấm nhựa composite được phủ một lớp sơn bảo vệ ở bên ngoài. Lớp sơn này có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Do đó, Tấm nhựa composite thường được dùng cho các công trình ngoài trời mà không sợ bị vi khuẩn, nấm mốc làm hại, bám bẩn.
Tấm nhựa composite chống cháy
Vật liệu có cấu tạo bên trong là một lõi chống cháy, do đó tấm nhựa composite có khả năng cách nhiệt, chống cháy hiệu quả. Loại vật liệu này được ứng dụng nhiều trong các công trình lớn, có tính cháy nổ cao như khách sạn, nhà hàng, quán karaoke, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính lớn.
Ứng dụng thực tế của tấm lấy sáng Composite
Với những đặc tính nổi trội là lấy ánh sáng tốt, có độ bền cao, nên tấm lợp nhựa lấy sáng Composite (sợi thuỷ tinh) được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như sản xuất công nghiệp. Cụ thể:
1. Ứng dụng của tấm lấy sáng Composite trong công nghiệp
Đối với những mô hình có quy mô và diện tích lớn như nhà xưởng, công ty, khu công nghiệp thì việc lựa chọn tấm lợp nhựa lấy sáng composite là một giải pháp hợp lý. Bởi vì, loại tôn nhựa này có khả năng lấy sáng cao, giúp cho không gian làm việc luôn sáng, hạn chế phải dùng điện vào ban ngày. Từ đó giúp tiết kiệm điện năng, giảm chi phí. Trong khi đó tấm alu lại hạn chế khả năng lấy sáng, do đó tấm composite được ưu tiên sử dụng nhiều hơn tấm alu.
Ngoài việc làm tấm lợp cho các công trình công nghiệp thì tấm lấy sáng composite còn được dùng để chế tạo vỏ động cơ tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay; bình ổn áp chịu lực; hệ thống sứ cách điện; ống dẫn xăng dầu; ống dẫn nước sạch; ống dẫn hóa chất, nước thải; vỏ bọc các loại thùng chứa, bồn bể, làm biển quảng cáo, mô hình đồ chơi trẻ em, làm mặt bàn ghế…
2. Ứng dụng trong nông nghiệp
Ánh sáng và nhiệt độ là 2 yếu tố cơ bản nhất trong các mô hình chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm. Do đó, việc sử dụng tấm lợp nhựa lấy sáng composite là rất hợp lý.
Các loại ống nước thải, ống dẫn hóa chất, ống thủy nông, ống dẫn nước qua vùng nước nhiễm phèn, ngập mặn cũng được ứng dụng nhiều trong ngành nông nghiệp.
3. Ứng dụng trong các công trình dân dụng
Trong đời sống hàng ngày, tấm lấy sáng composite thường được ứng dụng để làm tấm lợp mái hiên che nắng, che mưa, lợp bãi giữ xe công cộng, khu vui chơi, làm cửa giếng trời lấy ánh sáng vào nhà; làm các công trình trong sân vườn đối với những nơi có diện tích lớn.
4. Ứng dụng trong các công trình du lịch nghỉ dưỡng
Trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, tấm lấy sáng composite thường được sử dụng để làm mái che hồ bơi, các công trình ngủ nghỉ ven bờ biển. Vì tính chất của tấm lợp composite là bền, chịu ăn mòn cao có thể chịu được tác động từ môi trường ngoài như hơi muối từ biển thổi vào, mưa gió, axit.
Tấm lợp nhựa lấy sáng composite (sợi thuỷ tinh) được xem là một trong những lựa chọn đúng đắn thay thế các vật liệu tấm lợp truyền thống khác. Chúng đem lại cho bạn một không gian tràn ngập ánh sáng, giúp tiết kiệm điện năng. Do đó, bạn có thể lựa chọn và ứng dụng ngay loại vật liệu này trong các công trình của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!